Hiển thị các bài đăng có nhãn Lễ Cưới Công Giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Lễ Cưới Người Công Giáo

Lễ Cưới Người Công Giáo
Lễ Cưới Người Công Giáo


Sau Thánh lễ, chúng tôi ra về. Cổng nhà thờ vẫn khóa. Nhưng chỉ vài phút chờ mở cửa mà mỗi người Công Giáo lại có mỗi suy tư khác nhau. Ai cũng nói rằng lễ cưới hôm nay thật đơn sơ. Có chị bảo: Thà cứ đơn sơ thế này còn hơn là to tát. Mà kể cũng lạ, cứ như là cái dớp vậy, cứ Thánh lễ cưới hoành tráng là sau đó sống với nhau chẳng ra gì… Trăm phần trăm đấy… Tôi chợt quay lại và bảo chị: Không phải đâu chị ơi, tất cả là do bản chất và sự giáo dục trong gia đình của họ thôi. Chứ Thánh lễ nào chả có ơn Chúa, do họ sống sau này chứ đâu phải do dớp gì đâu….Rồi chúng tôi ra về, từ nhà thờ, chúng tôi lại về trên mọi nẻo đường đời sống…


Mỗi lần tham dự Thánh lễ cử hành Bí tích Hôn Phối cho đôi bạn là tôi lại thấy chộn rộn niềm vui hơn mọi ngày. Đặc biệt là vẫn giờ ấy, ngày thường ấy nhưng khi tới Nhà thờ, thật bất ngờ khi thấy khăn nơ, nến và hoa rực rỡ. Bất ngờ hơn nữa là tôi được Đức Kitô mời dự lễ cưới…, thật bất ngờ! Từ bất ngờ ấy, tôi thấy mình cũng như được Cưới vậy. Chỉ khác là khi đôi bạn trẻ thề hứa yêu nhau trước ban thờ Chúa thì cũng là lúc trái tim tôi như đang lặp lại lời thề hứa khi chịu Phép Rửa tội đoan hứa chung thủy với Chúa trong đời sống Đức Tin tới trọn đời…


Mỗi người Công Giáo tham dự Thánh lễ mỗi ngày đã là một chứng nhân truyền giáo cho Chúa thì tham dự Thánh lễ cử hành Bí tích Hôn Phối lại càng phải trở nên chứng nhân truyền giáo hữu hiệu hơn. Bởi vì không ít thì nhiều, không đông thì thế nào cũng có điểm tô vài bông hoa chưa ở trong vườn hoa của Chúa vào tham dự Thánh lễ. Bởi vì có Thánh lễ cử hành bí tích Hôn phối cho đôi bạn xuất thân từ gia đình toàn tòng nhưng cũng có Thánh lễ cử hành bí tích Hôn phối cho đôi bạn một người Đạo gốc, một người Tân tòng, nên khi họ tới Nhà thờ thì đám đông đi theo có nhiều người ngơ ngơ ngác ngác chưa biết đám cưới của người Công Giáo ra sao cả. Thậm chí người ta ăn mặc rõ là thời trang, trang điểm rõ là ấn tượng như trên sân khấu và họ cứ tưởng Nhà thờ là cái rạp hát (vì thấy ghế ngồi hơi giông giống), rồi ồn ào chọn chỗ ngồi phía trên để nhìn cô dâu, chú rể cho rõ, rồi cử chỉ ngồi trong Nhà thờ khi cắn hạt hướng dương, khi vắt vẻo chân, khi dùng điện thoại… Có lần tôi còn chứng kiến, cô dâu và chị chú rể (có lẽ về vấn đề giáo lý này, người Đạo gốc cũng chưa được hiểu hết thì phải) trước khi vào Thánh lễ còn đứng hẳn lên gian Cung Thánh gần Bàn thờ Chúa chụp ảnh… Có lẽ họ cứ nghĩ rằng đó là một sân khấu chăng? Họ không nhớ ra hay chưa có ai nói cho họ biết rằng Gian cung Thánh và nơi Bàn thờ Chúa là dành cho những cử chỉ phụng vụ chỉ được thực hiện bởi những người được Giáo Hội chỉ định? Giật mình vậy để rồi âm thầm cầu nguyện cho họ nhiều hơn để họ được nhạy cảm hơn và chú ý hơn. Thật ra tất cả những điều này khi học giáo lý Dự tòng và Hôn nhân, học viên đều được các cha, thầy và sơ giảng rất kỹ. Nhưng cũng vì khi màu hồng của háo hức cứ rực lên trong đôi mắt, trong trái tim về tương lai rồi thì đôi khi hai lỗ tai cứ lùng bùng nghe chẳng còn rõ nữa… Chúa đã nhắc bao lần: “Ai có tai thì nghe” rồi mà….


Nói tới chứng nhân truyền giáo cho Chúa trong Thánh lễ cử hành Bí tích Hôn phối cho đôi bạn thật quan trọng biết nhường nào. Mỗi một người Công Giáo trong Thánh lễ ngày thường lặng lẽ là vậy nhưng hôm nay bỗng nổi bật vì từng cử chỉ phụng vụ Chúa, từng lời nói nhắn nhủ anh chị em không Công Giáo, từng thái độ ánh mắt dịu dàng, nụ cười hân hoan và mời gọi anh chị em ấy tham dự vào cầu nguyện cho đôi bạn hay là cử chỉ phụng vụ qua loa, chỉ dè chừng, chực nhắc nhở, mắng mỏ họ… đều trở nên có tác dụng gây cảm động hay là phản cảm ngay. Trong Chúa, chúng ta có muôn vàn cách để biểu lộ việc chúng ta muốn làm. Dù niềm tin khác nhau, dù ngôn từ khác nhau nhưng có chung một ngôn ngữ, ngôn ngữ của cơ thể, ta có thể mời họ ngồi cùng ghế của ta và khi ấy họ sẽ nhìn ta, họ sẽ theo ta trong Thánh lễ. Và đặc biệt tới giờ Hiệp lễ, thì ta có thể nhẹ nhàng nói với họ rằng: Bạn ngồi yên đây nhé. Chưa là người Công Giáo thì chưa được lên rước lễ đâu. Rồi trước khi vào Nhập lễ, ta có thể giơ cái điện thoại đã tắt nguồn hoặc để chế độ im lặng lên cho họ xem, ra hiệu cho họ làm như ta. Ấy thế là họ hiểu ngay. Hoặc chỉ cần nói với họ rằng: Đây là nơi thờ tự của chúng tôi, các bạn hãy tôn trọng như chính nơi thừa tự của các bạn vậy. Có lẽ sẽ có tác dụng hơn hét to lên rằng: “Đây là Nhà Chúa, không được làm ồn….” Bởi vì khi người ta chưa được lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và nhất là trong một thời gian ngắn có vài chục phút vậy thì những người ngoại đạo kia họ chẳng hiểu gì đâu. Họ chỉ thấy bực mình hoặc thấy rằng những người Công Giáo sao mà ghê gớm quá.


Ấy là nói tới sự truyền giáo bên ngoài của người Công Giáo nếu dùng những phương thức đơn sơ chân thành thế nào cũng có tác dụng. Nhưng phương thức mà Chúa dùng để truyền giáo cho dân ngoại sâu xa và siêu nhiên triệt để đó chính là Bầu khí thiêng liêng khi linh mục cử hành Mầu nhiệm Thánh. Khi thả mình vào Thánh lễ, cố gắng không chú ý tới những gì bên ngoài nữa, tôi bỗng nhận ra, tất cả những gì con người gồng mình lên để làm cho thế giới biến đổi thì chẳng là bao nếu không có Ơn Chúa giúp. Chính Chúa mới là trung tâm điểm của Thánh lễ chứ đâu phải những thứ hoa, nến, điện đèn và những người Công Giáo đạo đức kia đâu. Tuy thế, Chúa lại muốn dùng Linh mục qua bài giảng rất gần gũi về tình gia đình, tình yêu phu phụ vị tha và những người Công Giáo qua cử chỉ phụng vụ của họ để trở nên chứng nhân truyền giáo cho Chúa. Có quan sát toàn bộ Thánh lễ mới thấy rõ sự nhẫn nại của Chúa, sự ung dung của Chúa từ trên cao nhìn xuống khi Nhà thờ còn ồn ào nhốn nháo vì chọn chỗ ngồi, vì chọn người dâng của lễ… vì người bước thấp bước cao, chạy đi chạy lại lo toan cho kịp giờ lễ… tới khi thật sự bước vào Thánh lễ với bầu khí trang nghiêm và siêu thoát lạ thường. Vậy cớ sao người Công Giáo ta cứ lo lắng rằng những người ngoại đạo kia sẽ làm hỏng buổi lễ cơ chứ. Cánh cổng Nhà thờ hôm nay rộng mở đón họ, có người cả đời mới một lần có dịp vào Nhà thờ kia mà…


Ừ nhỉ, hay ghê cơ. Nên rốt cuộc, mỗi chúng ta, mỗi người Công Giáo đã được Chúa trao phó cho sứ mệnh làm chứng nhân cho Ngài thì xin hãy cứ bền bỉ cho tới trot cuộc đời, vậy thôi….


Lạy Chúa, xin Ngài thêm sức mạnh Tình Yêu của Ngài cho chúng con để mỗi người Công Giáo chúng con trở nên chứng nhân truyền giáo đích thực của Ngài. Amen.


Thánh lễ Hôn phối 21.02.2011 – Tín hữu tân tòng

Ƭhủ Ƭục Hôn Nhân Công Giáo

 Giáo lý hôn nhân. Hồ sơ hôn phối cần chuẩn bị. Đăng ký hôn phối….

Ƭhủ Ƭục Hôn Nhân Công Giáo
Ƭhủ Ƭục Hôn Nhân Công Giáo


THỦ TỤC HÔN NHÂN

1. Chuẩn bị trước khi đăng ký hôn phối

1.1 Giáo lý hôn nhân

Đôi bạn là người công giáo phải học giáo lý hôn nhân tối thiểu 3 tháng, nếu một người khác đạo muốn theo công giáo phải học giáo lý tân tòng tối thiểu là 6 tháng. Học sớm càng tốt để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký hôn phối. Hoặc đăng ký hôn phối rồi tiếp tục học, miễn sao trước ngày cưới phải có chứng chỉ.

1.2 Hồ sơ hôn phối cần chuẩn bị

– Giấy giới thiệu của cha xứ bên kia;

– Chứng chỉ Rửa tội mới cấp không quá 6 tháng;

– Chứng chỉ Thêm sức (nếu chưa lãnh nhận bí tích Thêm sức, thì kiếm nơi học khoá căn bản để kịp chịu Thêm sức);

– Chứng chỉ giáo lý hôn nhân; bằng giáo lý hôn nhân

– Sổ gia đình công giáo (bản chính);

– Giấy đăng ký kết hôn dân sự (trình trước khi làm lễ cưới);

– Giấy miễn chuẩn ngăn trở do Đấng Bản Quyền cấp (đối với hôn nhân khác đạo, hôn nhân hỗn hợp).



2. Đăng ký hôn phối

a- Đăng ký hôn phối bên đàng trai hay đàng gái đều được. Bên nào nhận làm lễ cưới thì đăng ký bên ấy. Người bán cư trú cũng được đăng ký hôn phối khi đã có cư sở hay bán cư sở tại đó hay ít ra là đã cư ngụ được một tháng (đ.1115).

b- Trình diện : ít nhất 3 tháng trước ngày dự định xin lễ cưới, đôi bạn cùng cha hoặc mẹ đến trình diện nơi cha xứ thụ lý hồ sơ hôn phối. Nếu không còn cha mẹ, thì người thân nhất đi thay.

c- Xuất trình hồ sơ hôn phối như mục 1.2 ghi trên.

d- Đôi bạn nên tự ý từng người gặp riêng cha xứ để trình bày khúc mắc, nếu có.

e- Bạn ở giáo xứ bên kia : xin giấy giới thiệu của cha xứ nơi mình cư ngụ đưa sang cho cha xứ bên này.

f- Cha xứ và gia đình đôi bạn xác định thời gian, địa điểm xin lễ cưới.

g- Cha xứ lập tờ rao hôn phối, gửi tờ rao cho cha xứ bên kia (sau 3 lần rao, đôi bạn đến xin kết quả đem về), dù bên kia là tân tòng, cha xứ cũng phải nhận rao.

h- Trường hợp xin cử hành lễ cưới ở nơi khác, thì cha xứ sẽ gửi giấy giới thiệu kèm với toàn bộ hồ sơ hôn phối.

i- Nếu hồ sơ chưa đủ thì cứ xin đăng ký ngày giờ lễ cưới sẵn (không quá trước 3 tháng), sau đó ít nhất 3 tuần trước ngày cưới phải đến đăng ký chính thức (bổ túc giấy tờ), để kịp rao 3 lần.

j- Lưu ý đối với hôn nhân khác đạo đến đăng kí hôn phối

Cha nào chứng hôn cho đôi hôn phối khác đạo thì hướng dẫn người bên lương đến gặp cha xứ nơi họ ở gần nhất (với giấy giới thiệu sơ khởi của cha chứng hôn) để xin ngài giúp ᵭiều tra và sau đó báo lại kết quả sơ khởi cho cha chứng hôn. Chú ý là chỉ nên xin cha xứ nơi đó giúp ᵭiều tra chứ không đòi ngài giới thiệu. Cha xứ nơi người lương cư ngụ, không nên từ chối cộng tác ᵭiều tra, không nên lấy lý do là không biết đến người lương trong địa hạt mình.



k- Cha xứ nơi cử hành hôn phối cần thăm ɗò những vấn đề của đôi bạn

– Đôi bạn có ý thức, chấp nhận hôn nhân bất khả phân ly, đơn nhất, sinh sản và giáo dục con cái.

– Đôi bạn có ngăn trở tiêu hôn hay bất hợp luật.

– Đôi bạn không bị hà tỳ: do khiếm khuyết khả năng phán đoán, khả năng tâm lý, bệnh tật, lầm lẫn, kết hôn giả hình, đặt điều kiện, bị éƿ buộc, ᵴợ hãi.
– Xem xét đôi bạn có ɗấu ɗiếm những điều mà có thể gây ηhũng ηhiễu rối loạn trong đời sống hôn nhân như: bệnh đồng tính, bệηh ηan y, ηghiện, vô sinh, có con riêng, ηợ ηần lớn, đang có quan hệ nam nữ với người khác…

– Nên yêu cầu người lương hay tân tòng làm thêm một bản lý lịch dân sự, để biết tình trạng nhân thân và hoàn cảnh trong các thời gian sống của họ ở những nơi nào đó. Trong lý lịch, yêu cầu họ ghi thêm số điện thoại của cha mẹ và anh chị em, bạn bè để cha chứng hôn có thể liên lạc và ᵭiều tra thêm

l- Rao hôn phối

– Rao hôn phối là một phương thức nhằm khám phá ra các ngăn trở tiêu hôn và cấm hôn. Cha xứ phụ trách chứng hôn tại giáo xứ mình có bổn phận lập tờ rao và phải gửi đến các cha xứ, nơi mà người kết hôn đang cư ngụ và nơi mà họ đã cư ngụ trong một thời gian khá lâu.

– Rao ba lần, thường được rao vào ba Chúa Nhật liên tiếp. Cha xứ có quyền tha rao một lần, cha Quản hạt tha rao hai lần, và Bản quyền địa phương tha rao ba lần.



3. Chuẩn bị lễ cưới

– Đôi bạn tập nghi thức hôn phối vài ngày trước khi cử hành bí tích hôn phối;

– Nộp lại tờ rao hôn phối từ xứ bên kia;

– Bổ túc giấy tờ, nếu còn thiếu;

– Liên hệ với nhà thờ v/v ca đoàn, hoa, nến, trang trí…

– Đôi bạn nên xưng tội trước lễ cưới và xin cha giải tội có lời khuyên thích hợp.



4. Hôn phối với Ngoại kiều, Việt kiều

a- Kết hôn với Ngoại kiều, Việt kiều công giáo

Những giấy tờ người Ngoại kiều, Việt kiều cần có khi đăng ký kết hôn nơi cha xứ cử hành hôn phối như sau:

– Giấy giới thiệu của cha quản xứ bên người Ngoại kiều, Việt kiều;

– Giấy chứng nhận bí tích Rửa tội, Thêm sức;

– Giấy chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân;

– Giấy chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 6 tháng

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam do Chính quyền Địa phương cấp;

– Trước khi cử hành hôn phối cần phải có: Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do sở Tư Pháp của chính quyền Việt Nam cấp;

– Cha xứ có thể cho rao hôn phối trước, dù một trong hai người chưa có mặt ở Việt Nam; nhưng không được nhận xác định ngày cử hành hôn phối, nếu chưa đầy đủ giấy tờ cần thiết.

b- Hôn phối với Ngoại kiều, Việt kiều không công giáo

– Ngoài những giấy tờ cần thiết như trường hợp Ngoại kiều, Việt kiều Công giáo, cha xứ nơi cử hành hôn phối giúp làm giấy xin miễn chuẩn hôn phối khác đạo (với người lương) hay xin phép cử hành hôn nhân hỗn hợp (với người Tin Lành, Anh giáo, Chính thống…).

– Cha xứ chỉ đề nghị lên Đấng Bản Quyền để cho phép hay miễn chuẩn ngăn trở sau khi đã ᵭiều tra cẩn thận và không có ηghi ηgờ gì về cấm hôn hay ngăn trở tiêu hôn và sự thành tâm của đương sự.

– Đối với người lương hay vô thần đã ly dị và sẵn sàng theo đạo để hưởng đặc ân thánh Phaolô khi kết hôn thì cha xứ sẽ không chấp thuận nếu đương sự đã không trải qua thời gian dự tòng là 6 tháng và nhận thấy họ có đức tin.



5. Chuẩn hôn phối khác đạo

– Đôi bạn đều phải học Giáo lý Hôn nhân ít nhất là 3 tháng;

– Hồ sơ hôn phối của người công giáo như mục 1.2;

– Đôi bạn viết đơn xin Phép chuẩn Hôn phối khác đạo, để cha xứ xác nhận và đệ trình Toà Giám Mục chấp thuận;

– Nghi thức hôn phối được cử hành trong nhà thờ nhưng ngoài thánh lễ;

– Không nhận làm thủ tục chuẩn hôn phối khác đạo cho những người ở quá xa khi mà việc ᵭiều tra thấy rất khó khăn;

– Không nên dễ dãi nhận làm thủ tục chuẩn Hôn phối khác đạo với trường hợp là Ngoại kiều, Việt kiều. Tuy nhiên, Toà Giám Mục có thể ban phép chuẩn cho từng trường hợp riêng khi có một linh mục ở ngoại quốc nơi đôi bạn cư ngụ viết giấy xác nhận bảo đảm hướng dẫn đời sống đức tin cho bạn công giáo.

Lm. Luca Quang Huy

Bài Tiêu Biểu

- Copyright © Giáo xứ bích trì - Blogger Templates - Powered by Blogger - Designed by Johanes Djogan -